Tìm hiểu về lọc gió xe máy và cách chăm sóc lọc gió
Xe cộ
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Tìm hiểu về lọc gió xe máy và cách chăm sóc lọc gió

Công dụng chính của lọc gió là gì? Nếu để lọc gió bẩn sẽ có…

Mục lục nội dung

  • Chức năng của lọc gió trên xe
  • Lọc gió bẩn sẽ có tác hại như thế nào
  • Khi nào sẽ phải thay lọc gió?
  • Có bao nhiêu loại lọc gió xe máy trên thị trường?
    • Lọc gió giấy
    • Lọc gió bằng mút tẩm dầu
    • Lọc gió bằng giấy dầu
  • Cách vệ sinh lọc gió xe máy

Công dụng chính của lọc gió là gì? Nếu để lọc gió bẩn sẽ có tác hại như thế nào đối với xe máy? Có những loại lọc gió nào…? Hãy cũng timtho.vn tìm hiểu về lọc gió xe máy các bạn nhé.

Chức năng của lọc gió trên xe

Lọc gió trên xe máy được ví như mũi của con người với tác dụng chính của nó là lọc không khí cho sạch vào chế hòa khí trộn với nhiên liệu trước khi đưa vào buồng đốt của động cơ xe máy.

Chúng ta có thể tưởng tượng rằng nếu mũi của mình bị nghẹt thì sao? Khó thở, cơ thể thiếu không khí dẫn đến mệt mỏi, khó chịu, giảm năng suất làm việc. Xe máy cũng thế nếu lọc gió bẩn thì động cơ bị giảm công năng gây hao xăng, động cơ bị giảm độ bền…

Như chúng ta đã biết chức năng chính của lọc gió chính là lọc không khí cho sạch. Không khí sẽ được lọc sạch và đưa vào chế hòa khí hay còn gọi là bình xăng con (hoặc đầu phun xăng điện tử nếu là xe FI), sau đó không khí sẽ hòa quyện với xăng thành hỗn hợp để vào buồng đốt, cháy và sinh công năng.

Lọc gió bẩn sẽ có tác hại như thế nào

Nếu không có lọc gió thì trước tiên chế hòa khí hoặc đầu phun xăng sẽ bị nghẹt vì bẩn, kế đó buồng đốt sẽ rất nhiều cặn bẩn dẫn đến hư động cơ.

Lọc gió bẩn sẽ gây tắc nghẽn làm giảm hiệu suất động cơ

Trong trường hợp lọc gió bẩn, chức năng của lọc gió sẽ bị hạn chế rất nhiều, làm cho không khí vào bình xăng bị hạn chế dẫn đến giảm thiểu công năng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng máy khó nổ, kêu lụp bụp và hao xăng (vì bị giảm công năng nên phải tốn nhiều ga mới vận hành được xe)

Bên cạnh đó việc không khí vào động cơ bị giảm làm cho động cơ phải làm việc nặng nhọc hơn để hút gió vào xy lanh.

Lọc gió là bộ phận quan trọng trên xe máy. Nó có tác dụng giúp không khí vào buồng đốt sạch hơn. Nếu lọc gió bẩn, nó sẽ cản trở không khí vào động cơ và giảm tính năng của động cơ khiến tiêu tốn nhiên liệu hơn. Vì thế, lưu ý vệ sinh và thay lọc gió là một lưu ý rất đáng đồng tiền.

Việc lâu ngày không thay lọc gió còn làm cho bugi bị ám muội, khi tăng tốc sẽ ra khói đen, đồng thời làm tiêu hao nhiên liệu thêm hơn 10% so với bình thường.

Khi nào sẽ phải thay lọc gió?

Trung bình khoảng 10.000km chúng ta sẽ nên thay lọc gió. Tuy nhiên việc lọc gió mau bẩn hay không phụ thuộc rất lớn vào môi trường, điều kiện xung quanh, nếu chúng ta vận hành xe trong điều kiện đường nhiều bụi bẩn, nước tù ao đọng… thì chỉ 100km là lọc gió đã bẩn đen rồi.

Vì thế ngoài việc căn theo số Km, chúng ta nên đi kiểm tra định kỳ 2 tháng 1 lần để kiểm tra bằng mắt thường xem lọc gió có bẩn hay không để thay thế!

Có bao nhiêu loại lọc gió xe máy trên thị trường? Lọc gió giấy Lọc gió xe máy bằng giấy

Lọc gió này chủ yếu ở trên các dòng xe máy đời cũ. Người dùng có thể tiến hành vệ sinh cho loại lọc gió này bằng cách dùng xịt khí mà không cần phỉa thay mới. Thông thường, sau khoảng 7000 – 8000 km, bạn nên vệ sinh lọc gió để đảm bảo cho động cơ có thể hoạt động tốt nhất.

Lọc gió bằng mút tẩm dầu Lọc gió xe máy bằng mút tẩm dầu

Đối với các dòng xe số thế hệ mới thì đây là loại lọc gió thông dụng. Người dùng cũng có thể tiến hành vệ sinh bằng cách sử dụng xịt khí hoặc giặt bằng xăng. Tuy nhiên, sau 2-3 lần vệ sinh bạn nên thay thế cái mới cho xe.

Lọc gió bằng giấy dầu Lọc gió bằng giấy dầu

Đây là loại lọc gió được dùng đối với các dòng xe tay ga đời mới. Ưu điểm của loại lọc gió này là khả năng lọc được bụi nhỏ tốt hơn so với 2 loại lọc gió trên. Nhưng nhược điểm của loại này là khi bị bẩn người dùng chỉ có thể tiến hành thay mới mà không thể vệ sinh được.

Cách vệ sinh lọc gió xe máy

Bước 1: Xác định vị trí của lọc gió. Nếu là xe tay ga thì đa số lọc gió sẽ nằm ở vị trí ngay phía trên lốc nồi. Nếu khó tìm bạn có thể tìm vị trí dựa vào sách hướng dẫn sử dụng xe.

Bước 2: Tiến hành mở hộp lọc gió ra. Bạn chỉ cần sử dụng tua vít để mở.

Bước 3: Tiến hành xịt khí cho lọc gió, việc này được tiến hành bằng máy hơi mini (loại chuyên dụng để bơm hơi xe ở các cửa hàng sửa chữa xe nhỏ), một dây lò xo, và một súng xịt bụi. Trong trường hợp bạn không có thì có thể mang ra tiệm sửa xe để xịt nhờ.

Bạn nên để lọc gió vào trong túi nilong hoặc một chiếc khăn lớn để bọc lại mặt tiếp xúc với động cơ (mặt trong). Mặt còn lại cần phải giữ luôn sạch sẽ.

Ở hộp đựng lọc gió sẽ có 6-7 con vít. Sau khi mở ra bạn sẽ thấy một chi tiết bám đầy bụi bẩn thì đó chính là lọc gió. Bạn tháo tấm lọc ra rồi tiến hành công việc làm sạch.

Lưu ý về cách xịt:

  • Hướng vòi xịt theo góc ngiêng, với áp lực vừa phải. Đặc biệt, bạn không nên xịt thẳng trực tiếp, đồng thời nên để cách xa lưới khoảng từ 10-15cm.
  • Không xịt quá mạnh vì điều này có thể khiến cho lọc gió bị rách, bụi bay khiến mặt trong của lọc có thể bị bẩn.
  • Trong quá trình vệ sinh, tuyệt đối không đem lọc gió đi rửa hoặc giặt bằng nước hay cả xăng, dầu.
Xịt nghiêng khi vệ sinh lọc gió

Bước 4: Sau công đoạn làm sạch bạn tiến hành lắp lọc gió lại vị trí ban đầu. Đồng thời tiến hành vệ sinh nắp hộp chứa lọc gió trước khi đậy nắp lại. Các con ốc cần được đảm bảo siết thật chặt.

Việc vệ sinh lọc gió chỉ là phương pháp tạm thời, sau một thời gian sử dụng lọc gió sẽ bị bám bụi lại. Bạn nên tiến hành thay mới lọc gió cho xe sau 1-2 lần vệ sinh.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info