Từ chối đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội: Hàng ngàn chủ xe khóc dở
Xe cộ
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Từ chối đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội: Hàng ngàn chủ xe khóc dở

Bị từ chối đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội: Hàng ngàn chủ xe ”…

Mục lục nội dung

  • Muôn kiểu “ngã ngửa” vì phạt nguội
  • Xử lý phạt nguội còn bất cập: Dân gặp khó, đăng kiểm thêm việc
  • Quy trình thông báo nộp phạt nguội: Đang xây (?!)

Bị từ chối đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội: Hàng ngàn chủ xe ” khóc dở mếu dở ” – Mua một chiếc xe đã qua sử dụng được 6 tháng, anh N.A.T ở Hà Đông (Hà Nội) ” ngã ngửa ” khi bị từ chối đăng kiểm do chủ cũ dính phạt nguội từ một năm trước. Để được đăng kiểm, anh phải đi nộp gần 2 triệu tiền phạt vì chẳng biết chủ cũ ở đâu mà đòi, kèm bị treo bằng lái 2 tháng. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khóc dở mếu dở khi đi đăng kiểm.

Muôn kiểu “ngã ngửa” vì phạt nguội

Không gặp quả đắng như anh N.A.T, nhưng anh Nguyễn Văn Sáu (ở Ba Vì, Hà Nội) vẫn giật mình khi bị từ chối đăng kiểm do chưa nộp phạt nguội. Chia sẻ câu chuyện với Báo Lao Động, anh Sáu cho biết, đang sử dụng một chiếc xe tải nhỏ và chiếc xe được đăng ký theo hộ khẩu của anh ở quê tại Ba Vì, còn anh sinh sống và làm ăn ở nội thành Hà Nội.

Theo quy định thư thông báo phạt nguội được gửi về nhà anh ở quê theo giấy đăng ký và người mẹ già nhận thư xong không xem và cũng quên mất. “Tới khi tôi đi khám (đăng kiểm) xe, mới ” ngã ngửa “. Về sau hỏi lại mới biết họ thông báo từ lâu rồi. Tôi tới chỗ CSGT và được họ cho xem băng hình thì biết thằng cháu lái xe ở đoạn Lạc Long Quân bị sai làn nên bị phạt” – anh Sáu cho biết. Khi tới nộp phạt 1,6 triệu đồng, anh bị lập biên bản và giữ bằng lái 2 tháng.

Còn như chị T.N.Vân (Đống Đa, Hà Nội), do bán nhà, đổi nơi cư trú nên thông báo phạt nguội ở tận Đà Nẵng đã không đến được tay chị và chị chỉ biết khi xe bị từ chối đăng kiểm.

“Khi bị từ chối đăng kiểm tôi mới biết xe mình bị phạt nguội ở tận Đà Nẵng khi gia đình tôi đi du lịch mấy tháng trước. Tôi phải thu xếp vào Đà Nẵng nộp phạt rồi mới có phiếu thu và biên bản nộp cho trung tâm đăng kiểm để xe được kiểm định” – chị Vân kể lại câu chuyện của mình.

Những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan tới câu chuyện bị từ chối đăng kiểm do chưa nộp phạt nguội hiện không còn hiếm khi theo thống kê của Cục Đăng kiểm, từ đầu năm tới nay có tới hơn 16.000 xe bị cho vào danh sách “cảnh báo” không được đăng kiểm do cơ quan công an đề nghị.

Theo ông Từ Minh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 3301S, ngoài những trường hợp vì nhiều lý do không biết mình bị phạt nguội, cũng có chủ xe biết bị phạt nhưng cố tình trốn phạt và thậm chí còn dùng chiêu báo mất đăng kiểm để lách luật. Tuy nhiên, danh sách các xe bị cảnh báo đề nghị không đăng kiểm được cập nhật trên hệ thống nên những trường hợp này không thoát.

 Biên lai phạt Một biên lai kèm thông báo viết tay về việc một chủ xe đã nộp phạt nguội mà Trung tâm Đăng kiểm lưu giữ. Xử lý phạt nguội còn bất cập: Dân gặp khó, đăng kiểm thêm việc

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều trung tâm đăng kiểm cho biết bị thêm việc, thêm thủ tục khi số lượng xe bị phạt nguội không được đăng kiểm ngày càng tăng. Thống kê của Trung tâm Đăng kiểm 2906V, trung bình mỗi tháng trung tâm phải từ chối khoảng 20 xe do bị phạt nguội và con số này có xu hướng tăng, trong đó khá nhiều người tỏ ra bất ngờ khi biết bị phạt nguội.

Theo quy định, khi cơ quan công an gửi danh sách các xe vi phạm sang Cục Đăng kiểm, Cục này sẽ phải nhập dữ liệu vào hệ thống và các trung tâm đăng kiểm khi nhập thông tin về xe kiểm định sẽ biết được chiếc xe có trong diện cảnh báo hay không.

Sau khi chủ xe nộp phạt sẽ phải mang biên lai và biên bản phạt tới nộp cho trung tâm đăng kiểm và trung tâm này vừa phải lưu giữ hồ sơ vừa phải gửi lại một bản photo lên Cục Đăng kiểm để xoá thông tin cảnh báo trên hệ thống. “Có trường hợp vì lý do nào đó hồ sơ bị thất lạc thì chúng tôi lại thêm việc để xử lý”, đại diện một trạm đăng kiểm chia sẻ.

Liên quan tới quy trình xử lý các xe bị phạt nguội, ông Từ Minh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 3301S – cho rằng, các địa phương nên làm như CSGT Đà Nẵng khi xây dựng một trang thông tin cho người dân chủ động tra cứu xem xe mình có bị phạt nguội hay không để đi nộp phạt.

Ông này nhận định việc công khai thông tin như vậy sẽ dễ dàng hơn cho người dân và cơ quan đăng kiểm cũng thuận lợi hơn trong việc kiểm định. Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, quy định bị phạt ở đâu phải tới đó nộp phạt cũng đang gây khó cho người dân.

“Nếu họ bị phạt nguội ở Hoà Bình mà tới khi đăng kiểm ở Hà Nội mới biết thì lại phải đi Hoà Bình để nộp phạt, vừa mất thời gian, mất công sức mà có thể còn bị phạt thêm nếu quá hạn đăng kiểm” – ông Tuấn nhận xét.

Ngoài ra, việc giúp người dân tra cứu thông tin phạt nguội còn giúp người mua xe đã qua sử dụng biết được lịch sử xe, từ đó tránh bị phạt vì lỗi không phải của mình.

Còn theo ông Ngô Hồng Hệ – Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), việc số xe bị đề nghị từ chối đăng kiểm do không nộp phạt tăng mạnh đã phát sinh nhiều thủ tục, giấy tờ và chi phí tra cứu cho cơ quan đăng kiểm và chủ phương tiện đã đến công an thực hiện nghĩa vụ nộp phạt sẽ phải gửi biên lai đến Cục Đăng kiểm Việt Nam để đơn vị tháo dỡ cảnh báo trên hệ thống.

Do đó, ông này đề nghị trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có cơ sở dữ liệu toàn quốc trong việc quản lý phương tiện chính chủ, phục vụ xử lý vi phạm; đồng bộ hoá ghi hình lỗi vi phạm với xử phạt nguội thông qua việc trừ vào tài khoản, tránh mất thời gian. Trong số hàng chục nghìn xe bị từ chối đăng kiểm mới chỉ có khoảng 5.500 ô tô chấp hành nộp phạt và được đăng kiểm trở lại.

Quy trình thông báo nộp phạt nguội: Đang xây (?!)

Khi được hỏi về thời gian xử lý trong quy trình phạt nguội, trung tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng Tuyên truyền Cục CSGT (Bộ Công an) – cho biết, hiện nay có rất nhiều trường hợp vi phạm giao thông được camera ghi lại và những trường hợp này sau khi trích xuất và thu thập thông tin, phía Cục CSGT sẽ có giấy thông báo về việc vi phạm để chủ nhân xe vi phạm đến cơ quan chức năng nộp phạt theo thẩm quyền. Tuy nhiên, thời gian gửi giấy thông báo về chủ phương tiện vi phạm sẽ tùy vào quá trình xử lý hệ thống và hiện chưa có quy định rõ ràng, phía đơn vị cũng đang xây dựng quy trình.

“Đơn vị đang thực hiện tích hợp dần từ hệ thống và chia ra thành từng đợt để gửi cho chủ phương tiện vi phạm” – trung tá Nhật nói thêm. Theo số liệu từ Đội Chỉ huy điều khiển đèn tín hiệu giao thông (Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Hà Nội), tính đến tháng 8.2017, Đội đã phát hiện, xử lý 4.282 trường hợp ô tô vi phạm qua camera. Hơn 1.000 trường hợp không đến nộp phạt theo quy định đã được đơn vị gửi thông báo tới cơ quan đăng kiểm phối hợp đề nghị không kiểm định.

C.Nguyên

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info