Tự vệ sinh máy điều hòa khi chưa gọi được thợ

Tự vệ sinh máy điều hòa khi chưa gọi được thợ

Tự vệ sinh máy điều hòa đơn giản Vào những ngày cao điểm của mùa…

Mục lục nội dung

  • Tự vệ sinh máy điều hòa đơn giản
  • Quy trình vệ sinh máy điều hòa dành cho bạn
  • Lưu ý:
Tự vệ sinh máy điều hòa đơn giản

Vào những ngày cao điểm của mùa nóng, việc tìm thợ vệ sinh, bảo dưỡng máy điều hòa nhiều khi rất khó khăn, bạn có thể phải chờ hàng ngày, thâm chí hàng tuần mới có thợ tuy nhiên cái nóng thì bạn vẫn cứ phải chịu. Bài viết này hướng dẫn bạn tự kiểm tra và vệ sinh máy điều hòa chống cháy những lúc chưa thể đặt được thợ.

Việc vệ sinh máy điều hòa đòi hỏi bạn cần có thang, máy xịt nước áp lực cao, bạt hứng nước thừa để rửa bụi bẩn bám vào máy trong quá trình sử dụng. Lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn, dây bảo hiểm nếu bạn phải trèo ra phía bên ngoài hoặc lên tường cao để rửa cục nóng.

Theo các chuyên gia điện máy, máy điều hòa sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị bám bụi ở dàn nóng và dàn lạnh. Trung bình sau mỗi tuần hoạt động, máy lạnh bị giảm đi 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào. Và khả năng làm lạnh sẽ ngày càng suy giảm hơn khi bụi bẩn ngày càng dày đặc hơn. Từ nguyên nhân trên, máy điều hòa sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất.

Ngoài ra, việc phải liên tục làm việc hết công suất như vậy trong một thời gian dài, không chỉ máy lạnh mà bất kỳ thiết bị nào dù đắt tiền hay tốt đến mấy cũng nhanh chóng bị giảm tuổi thọ và hư hỏng.

Đặc biệt, đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho máy lạnh, nếu bị nhiều bụi bám vào, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến máy lạnh tự động bị ngắt điện. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm hỏng điều hòa, buộc bạn phải tốn rất nhiều chi phí để sửa chữa.

Các chuyên gia điện máy cũng lưu ý, đối với máy điều hòa hộ gia đình, thời gian vệ sinh thích hợp nhất là 3-4 tháng/lần, hoặc 6 tháng/lần nếu điều hòa chỉ hoạt động khoảng 6-8 tiếng/ngày.

Quy trình vệ sinh máy điều hòa dành cho bạn
  • Ngắt nguồn điện và kiểm tra chung
    • Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa, trước hết phải tắt hết nguồn điện cung cấp cho điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, tránh sự cố chập điện, hở điện,…
    • Sau đó tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem chúng có gì bất thường hay không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
  • Vệ sinh dàn lạnh
    • Vệ sinh dàn lạnh cũng để làm sạch bụi bẩn và vì dàn lạnh nằm trong phòng nên nếu để mất vệ sinh nó sẽ thổi ra không khí có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
    • Vệ sinh dàn lạnh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí.
  • Rửa sạch lưới lọc không khí
    • Lưới lọc không khí là một bộ phận bên trong dàn lạnh, chúng thường xuyên bị bám bụi nhiều nhất và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm lạnh.
    • Để vệ sinh được lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời lưới lọc ra khỏi dàn lạnh rồi cho đi phun nước rửa sạch. Sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại vào dàn lạnh điều hòa. Cũng cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên khó thể vệ sinh lưới lọc bằng cách rửa sạch theo định kỳ 15 ngày/lần.
  • Vệ sinh dàn nóng
    • Tương tự, với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.
  • Chạy thử máy điều hòa
    • Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi hay không,…  Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, và không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn vệ sinh thành công cho chiếc máy điều hòa của gia đình; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm tiền điện hơn.
Lưu ý:
  • Tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa, để không làm hư bo mạch. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.
  • Việc bạn vệ sinh máy điều hòa của bạn chỉ làm giảm được bụi bẩn bám vào máy, làm tăng hiệu suất làm mát chứ chưa khắc phục được suy hao gas trong quá trình sử dụng. Bạn nên tìm thợ để kiểm tra rò rỉ gas, kiểm tra các thông số tụ máy nén, tụ quạt và bổ sung gas thêm nếu không đủ áp lực theo quy định.
  • Bạn chỉ có thể làm những việc gì bạn tự làm nhằm cải thiện tình hình chứ không thể thay thế thợ, trừ khi chính bạn là thợ hoặc là kỹ sư có đầy đủ đồ nghề trong tay.

Bài viết này sử dụng một số tư liệu từ VietnamNet tuy nhiên quan điểm thì không giống bài đã đăng ở VietnamNet. Bạn chỉ có thể làm một phần để cải thiện tình hình chứ hoàn toàn không thể thay thế được thợ sửa điều hòa.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info